Từ khi các nước XHCN Đông Âu và Liên xô xụp đổ, xuất hiện quan điểm cho là thời đại hiện nay, vấn đề chủ yếu là vấn đề dân tộc chứ không phải là vấn đề giai cấp. Tôi cho là cách đặt vấn đề như vậy chưa hoàn chỉnh vì, trong thực tế, không một dân tộc nào không có các giai cấp khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau trong đó có một giai cấp, một tầng lớp xã hội cụ thể nắm quyền lãnh đạo dân tộc, đất nước.
Lấy đặc điểm của thời Nhà Trần ở Việt Nam. Lúc đó dòng họ nhà Trần là bộ phận của giai cấp phong kiến nắm quyền lãnh đạo đất nước, lãnh đạo dân tộc. Ngoài giai cấp phong kiến, còn có các địa chủ và các tầng lớp xã hội khác được thể hiện trong câu tổng kết dân gian “nhất sĩ, nhì nông. Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Trước nạn ngoại xâm, đã hình thành sự thống nhất lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội để hình thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Sự thống nhất lợi ích được mở đầu bằng Hội nghị Bình Than, thể hiện sự thống nhất trong hoàng tộc, dẫn đến Hội nghị Diên Hồng thể hiện sự thống nhất toàn dân. Chính nhờ sự thống nhất lợi ích của toàn dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân nên quân dân Việt Nam đã 3 lần chiến thắng đội quận xâm lược hùng mạnh nhất của thời đó. Thế nhưng đến giai đoạn cuối thời nhà Trần, dòng họ hoàng tộc nhà Trân đã đi vào con đường tha hóa, đã không coi trọng lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nên đã phá vỡ sự đoàn kết toàn dân, dẫn đến việc triều đại này bị tiêu vong. ![]() không một dân tộc nào không có các giai cấp khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau Nhìn ra thực tế hiện nay của các nước trên thế giới cũng thấy là tại các nước, vấn đề dân tộc, giai cấp và các tầng lớp xã hội vẫn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chẳng hạn như ở Mỹ, đã có hàng trăm đảng khác nhau, thể hiện lợi ích không chỉ của một giai cấp cụ thể mà còn thể hiện việc phân hóa bản thân từng giai cấp thành các tầng lớp xã hội khác nhau, có lợi ích khác nhau. Hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là hai đảng đại biểu cho các lợi ích cụ thể của các nhóm nhà tư bản khác nhau nên trở thành đảng đối lập chủ yếu trên chính trường của nước Mỹ. Cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập thể hiện sự hiện diện của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau tại các nước này và vì không thực hiện được sự thống nhất lợi ích nên nhóm tầng lớp xã hội cầm quyền bị lật đổ. Mặt khác, cũng cần thấy là ngay nội bộ giai cấp công nhân cũng có sự phân tầng khác nhau thành công nhân quý tộc và công nhân thường, công nhân cổ xanh và công nhân cổ trắng, … ![]() Vấn đề dân tộc, giai cấp và các tầng lớp xã hội vẫn có quan hệ hữu cơ với nhau Xuất phát từ những thực tiễn đó, có thể sơ bộ rút ra một số kết luận chủ yếu : không một dân tộc nào không bao gồm những giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Trong các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, luôn có một giai cấp, một tầng lớp xã hội cụ thể nắm quyền lãnh đạo đất nước, lãnh đạo dân tộc. Đất nước chỉ có sự ổn định, đảm bảo được sự đoàn kết toàn dân tộc khi đảm bảo được sự thống nhất lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau. Bản thân một giai cấp cụ thể cũng phân thành những tầng lớp xã hội khác nhau, có lợi ích khác nhau. V.v…. Do đó chính sách dân tộc phải bao gồm chính sách giai cấp và chính sách giai cấp phải có sự cụ thể hóa đối với từng tầng lớp xã hội cụ thể, không thể dừng lại ở chính sách chung cho cả một giai cấp hay chung cho cả một dân tộc. N.Lang |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét